Cấu trúc nhà bao gồm 3 phần quan trọng : Kết cấu phần móng, kết cấu phần thân và kết cấu phần mái. Để phân tích phần nào quan trọng nhất thì điều này cũng rất là khó đưa ra câu trả lời chính xác bởi phần nào cũng rất là quan trọng. Mỗi phần đều có nhiều đặc tính và nhiều kiểu loại, mời các bạn tìm hiểu phần đầu tiên là phần kết cấu móng.

Những loại nền móng cơ bản trong công trình

- Thời sự
Những loại nền móng cơ bản trong công trình

1. Nền công trình

- Nền là khu vực không gian nền đất dưới đáy móng gánh đỡ tải trọng của công trình do móng truyền xuống. Nền có thể là nền đất hoặc nền đá.

Nền công trình

Hình ảnh 1: Nền công trình

 + Nền đá là nền gồm các loại đá: đá phún xuất, biến chất và trầm tích có liên kết cứng giữa các hạt (dính kết và xi măng hóa) nằm thành khối liên tục hoặc khối nứt nẻ. Đặc điểm của nền đá có sức chống nén lớn, biến dạng bé. Do vậy, khi thiết kế công trình trên nền đá không phải tính lún. 

+ Nền đất là nền gồm các loại đất: đất hòn lớn, đất cát và đất sét. Đặc điểm của nền đất là sức chịu tải không cao, tính biến dạng lớn và không đồng nhất. 

-Nền còn được phân ra là nền thiên nhiên và nền nhân tạo

*Nền thiên nhiên: Là nền đất với kết cấu tự nhiên, nằm ngay sát bên dưới móng chịu đựng trực tiếp tải trọng công trình do móng truyền sang và khi xây dựng công trình không cần dùng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện các tính chất xây dựng của nền. 

*Nền nhân tạo: Khi các lớp đất ngay sát bên dưới móng không đủ khả năng chịu lực với kết cấu tự nhiên, cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chịu lực của nó như: 

- Đệm vật liệu rời như đệm cát, đệm đá thay thế phần đất yếu ngay sát dưới đáy móng để nền có thể chịu đựng được tải trọng công trình. 

- Gia tải trước bằng cách tác động tải trọng ngoài trên mặt nền đất để cải tạo khả năng chịu tải của nền đất yếu, nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất.

- Ngoài ra có thể gia tải trước kết hợp với biện pháp tăng tốc độ thoát nước bằng các thiết bị thoát nước như giếng cát hoặc bấc thấm nhằm rút ngắn thời gian giảm thể tích lỗ rỗng đối với đất yếu có độ thấm nước kém. 

- Cọc vật liệu rời như cọc cát nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất do cát có độ thấm nước tốt giúp tăng cường độ của đất nền.

 - Sợi hoặc vải địa kỹ thuật, được trải một hoặc nhiều lớp trong nền các công trình đất đắp hoặc trong các lớp đệm vật liệu rời để tăng cường khả năng chịu kéo và giảm độ lún của đất nền. 

- Phụt vữa xi măng hoặc vật liệu liên kết vào vùng nền chịu lực để tăng lực dính giữa các hạt đất và giảm thể tích lỗ rỗng. 

- Cột đất trộn xi măng, một số loại thiết bị khoan đặc biệt cho phép trộn đất yếu với xi măng hình thành các cột đất trộn xi măng ứng dụng trong gia cố nền đường trên đất yếu, thành hố đào móng... 

2. Móng công trình

 Móng là một bộ phận của kết cấu công trình, thường nằm âm dưới mặt đất (còn gọi là phần ngầm) gánh đỡ trực tiếp tải trọng của công trình truyền xuống nền. 

Móng được chia thành:

- Móng đặt nông; 

- Móng cọc; 

- Móng sâu;

2.1 móng nông

- Móng nông là móng có độ sâu chôn móng đặt nông, khi tính toán ta bỏ qua thành phần lực ma sát giữa móng và đất nền. 

2.1.1 Móng đơn 

- Móng đơn là móng mà đài móng chỉ đỡ một cột, dùng để thiết kế dưới cột nhà dân dụng, nhà công nghiệp, trụ cầu, trụ điện,…

Hình ảnh móng đơn

Hình ảnh 2: Móng đơn

 - Móng đơn chia thành 3 loại theo sự lệch tâm của cột và tâm móng: 

+ Tâm cột trùng tâm móng 

 + Tâm cột lệch ít so với tâm móng 

+ Tâm cột lệch tâm nhiều so với tâm móng còn gọi là móng chân vịt 

 - Khi thiết kế các móng có tâm cột lệch so với tâm móng cần phải bố trí hệ giằng móng.. 

2.1.2 Móng băng 

- Móng băng là móng mà đài móng đỡ 1 dãy cột (>= 2 cột), đỡ tường nhà, tường chắn đất. 

- Móng băng một phương: Móng băng đỡ dãy cột được dùng khi tải trọng lớn, các cột ở gần nhau, nếu dùng móng đơn thì không đáp ứng được khả năng chịu lực và biến dạng của nền. Móng băng một phương thường được thiết kế bằng bê tông cốt thép.

 - Móng băng giao thoa: Khi móng băng theo một hướng mà không đảm bảo điều kiện chịu lực và biến dạng hoặc độ cứng tổng thể thì dùng móng băng theo hai hướng. Móng băng như vậy gọi là móng băng giao thoa. Móng băng giao thoa thường được thiết kế bằng bê tông cốt thép. 

- Móng băng dưới tường nhà, tường chắn: Có thể thiết kế xây bằng gạch, đá, bê tông hay bê tông cốt thép.

Móng băng

Hình ảnh 3: Móng băng

2.1.3 Móng bè

- Móng bè là móng mà đài móng đỡ nhiều dãy cột. 

Móng bè 1

Hình ảnh 4: Móng bè 1

- Tùy theo độ cứng của móng bè mà chia thành: 

+ Móng bè dạng bản; 

+ Móng bè có dầm móng theo lưới cột; 

+ Móng bè dạng hộp.

Móng bè 2

Hình ảnh 5: Móng bè 2

* TRÌNH TỰ THIẾT KẾ MÓNG NÔNG 

Thiết kế móng nông (móng đơn, móng băng và móng bè) trên nền thiên nhiên bao gồm các bước như sau: 

a) Xác định tải trọng nguy hiểm nhất xuống móng; 

b) Thống kê số liệu địa hình, địa chất và thủy văn; 

c) Xác định độ sâu chôn móng; 

d) Xác định kích thước sơ bộ của đáy móng; 

e) Tính toán nền móng, Tính toán kết cấu móng;

 2.2 Móng cọc

Móng cọc 1

Hình ảnh 6: móng cọc 1

 

- Khi điều kiện nền đất yếu, tải trọng của công trình lớn, phương án móng nông không đáp ứng yêu cầu tải trọng. 

móng cọc 2

Hình ảnh 7: Móng cọc 2

2.2.1 Phân loại theo phương pháp hạ cọc xuống đất 

- Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn và cọc thép, khi hạ không đào đất mà dùng búa đóng, máy rung, máy rung ép hay máy ép, kể cả cọc ống vỏ bê tông cốt thép đường kính đến 0,8 m hạ bằng máy rung mà không đào moi đất hoặc có moi đất một phần nhưng không nhồi bê tông vào lòng cọc.

 - Cọc ống bê tông cốt thép hạ bằng máy rung kết hợp đào moi đất, dùng vữa bê tông nhồi một phần hoặc toàn bộ lòng cọc; 

- Cọc đóng (ép) nhồi bê tông cốt thép, được thi công bằng cách ép cưỡng bức đất nền (lèn đất) để tạo lỗ rồi đổ bê tông vào; 

- Cọc khoan (đào) nhồi bê tông cốt thép được thi công bằng cách đổ bê tông hoặc hạ cọc bê tông cốt thép xuống hố khoan (đào) sẵn; 

- Cọc vít, cấu tạo từ mũi cọc dạng vít bằng thép và thân cọc là ống thép có tiết diện ngang nhỏ hơn nhiều so với mũi, hạ cọc bằng cách vừa xoay vừa ấn. 

2.2.2 Phân loại theo điều kiện tương tác với nền 

Tùy theo điều kiện tương tác với đất nền mà phân loại cọc thành:

 a) Cọc chống:

- Cọc chống bao gồm tất cả các loại cọc tựa vào nền đá, riêng đối với cọc đóng, kể cả cọc đóng vào nền đất ít bị nén. 

- Khi tính sức chịu tải của cọc chống theo đất nền, có thể không cần xét tới sức kháng của đất (trừ ma sát âm) trên thân cọc. 

b) Cọc treo (cọc ma sát):

- Cọc treo bao gồm tất cả các loại cọc tựa trên nền bị nén và truyền tải trọng xuống đất nền qua thân và mũi cọc.

 2.2.3 Phân loại theo chiều cao của đài móng 

- Theo chiều sâu chôn móng (đài) thì móng cọc chia thành:

a) Móng cọc đài thấp

 b) Móng cọc đài cao

+a) Móng cọc đài thấp 

- Thường dùng cho công trình dân dụng, công nghiệp. 

- Đài móng nằm dưới mặt đất với hm  hmin để áp lực đất cân bằng với lực ngang do công trình truyền xuống. Trong điều kiện nền đất yếu, cọc chịu tải ngang rất kém.

+b) Móng cọc đài cao 

- Thường áp dụng cho công trình cầu, đài móng thường nằm trên mặt đất. 

- Do vậy, để giải quyết lực ngang do công trình truyền xuống thường bố trí các cọc xiên. 3.1.2 Các dạng bố trí móng cọc 

Móng cọc được thiết kế, phụ thuộc vào tải trọng tác dụng dưới dạng: 

- Cọc đơn dưới cột hoặc trụ độc lập; - Băng cọc dưới tường hay nhà công trình chịu tải trọng phân bố dọc theo chiều dài tường, cọc được bố trí thành một, hai hay nhiều hàng; 

- Nhóm cọc nằm dưới chân cột, trên mặt bằng bố trí thành hình vuông, hình chữ nhật, hình thang hay một hình dạng khác; 

- Đám cọc phân bố dưới toàn bộ công trình nặng được kết nối bằng bè liền khối, đáy bè tựa trên đất; 

- Móng cọc 

- bè. 

- Đài cọc dạng băng, đài cọc dạng cốc và đài cọc dạng tấm được sử dụng, phụ thuộc vào kết cấu của công trình. Đài cọc dạng băng, theo nguyên tắc, được sử dụng cho công trình có tường chịu lực, hoặc hàng cột chịu lực. 

2.3 Móng sâu

móng sâu

Hình ảnh 8: Móng sâu

Là các loại móng mà khi thi công không cần đào hố móng hoặc chỉ đào một phần rồi dùng thiết bị thi công để hạ móng đến độ sâu thiết kế. Nó thường dùng cho các công trình có tải trọng lớn. Các loại móng sâu thường gặp: Móng cọc (đóng, ép), cọc khoan nhồi, cọc barét, móng giếng chìm, giếng chìm hơi ép… 

Bên trên là các loại móng cơ bản khi xây dụng nhà cửa. Để tìm hiểu thêm về các loại móng trong xây dựng cho phù hợp với thiết kế ngôi nhà của bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0813.383.183 / 08.33333.183 để được tư vấn "MIỄN PHÍ".  Chúng tôi chuyên thiết kế cải tại nội ngoại thất biệt thự Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Riverside, Vinhomes The Hamorny, Biệt thự, nhà phố, nhà cấp 4, nội thất chung cư Vinhomes

Thông tin tham khảo thêm: Facebook: https://www.facebook.com/HuytranDesign

=> XEM THÊM:

Dự án biệt thự sân vườn và thiết kế cải tạo Biệt thự Vinhomes 

Thiết kế nội thất biệt thự Vinhomes

Thiết kế nhà phố

* Thiết kế nhà cấp 4

 


Đánh giá - Bình luận
Nhận xét đánh giá về Những loại nền móng cơ bản trong công trình (có 1 bình luận và đánh giá)

cialis 5mg best price Mamonde petal spa oil to foam cleanser is my go to cleanser, which allows me to double cleanse in one step

Trả lời.
Nhấn vào đây để đánh giá
Thiết kế nội thất| Tra tuổi hợp hướng nhà| Thiết kế biệt thự tân cổ điển| Phong thủy trong xây dựng|
0.24364 sec| 2031.031 kb